DỤNG CỤ VÀ BẢO HỘ PHÒNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN DỤNG
1. Khẩu trang | Chi tiết |
2. Găng tay bảo hộ | Chi tiết |
3. Quần áo bảo hộ | Chi tiết |
4. Giày bảo hộ | Chi tiết |
5. Nón bảo hộ | Chi tiết |
6. Kính bảo hộ | Chi tiết |
Sản phẩm của bài viết | Chi tiết |
Khác với những môi trường làm việc thông thường (garage sửa xe ô tô, nhà xưởng sản xuất quần áo, công trường xây dựng…), phòng thí nghiệm có quy định trang bị đồ bảo hộ lao động khắt khe hơn rất nhiều. Nguyên nhân chính là do người lao động phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại hoặc vi sinh vật nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Tùy vào mục đích thí nghiệm (hóa học, sinh học, vật lý) mà đồ bảo hộ lao động mang tính chất đặc trưng. Nhưng quy chung, các phòng thí nghiệm đều phải trang bị các vật bắt buộc dụng sau đây.
1. Khẩu trang
Khẩu trang y tế bảo vệ sức khỏe của người lao động trong phòng thí nghiệm
Không giống với khẩu trang vải hay khẩu trang y tế chúng ta vẫn thường dùng để tránh nắng và bụi bẩn. Khẩu trang bảo hộ dùng trong phòng thí nghiệm được sản xuất đặc biệt bằng những chất liệu có khả năng vô hiệu hóa tác hại của hóa chất, đảm bảo duy trì nguồn không khí sạch và an toàn cho người lao động. Có thể kể đến một số loại khẩu trang phổ biến như: khẩu trang than hoạt tính, khẩu trang, khẩu trang chống dầu, khẩu trang vinyl, khẩu trang tiệt trùng…
2. Găng tay bảo hộ
Khi thí nghiệm, mọi thao tác đều do đôi tay thực hiện. Do đó, găng tay là món đồ bảo hộ lao động không thể thiếu trong phòng thí nghiệm. Nếu như bao tay dùng trong ngành xây dựng, các nhà xưởng đòi hỏi tính dày dặn và chắc chắn thì bao tay thí nghiệm ưu tiên tính chống hóa chất, chống khuẩn. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo được sự thoải mái, thuận tiện trong thao tác cầm nắm.
3. Quần áo bảo hộ
Trọn bộ quần áo bảo hộ lao động
Trong trường hợp phòng thí nghiệm không tổ chức nghiên cứu có liên quan đến hóa chất độc hại thì quần áo bảo hộ chỉ là chiếc áo blouse trắng đơn giản. Nhưng nếu phải tiếp xúc với hóa chất nồng độ cao trong thời gian dài thì bắt buộc phải trang bị đồ bảo hộ toàn thân với tính năng chống hóa chất, chống nước.
4. Giày bảo hộ
Giày bảo hộ có chức năng giữ cho môi trường trong phòng thí nghiệm vô trùng, tránh ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm. Ngoài ra giày còn bảo vệ chân của người lao động khi có sự cố xảy ra như bể ống thủy tinh, tràn hóa chất… Giày bảo hộ dùng trong phòng thí nghiệm thường chống trơn, chống thấm, chống bụi bẩn.
5. Nón bảo hộ
Trái ngược hoàn toàn với những chiếc mũ bảo hộ cồng kềnh dùng trong xây dựng. Nón bảo hộ phòng thí nghiệm mỏng nhẹ, gọn gàng. Chức năng chính của vật dụng này là trùm kín đầu, giữ đầu tóc gọn gàng, vệ sinh, tránh ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm.
6. Kính bảo hộ
Kính bảo hộ
Kính bảo hộ phòng thí nghiệm thường được làm bằng nhựa, có khả năng chống hóa chất rất cao, chống ăn mòn. Chức năng chính của kính là bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người lao động.
Đồ bảo hộ lao động dùng trong phòng thí nghiệm có quy định rất nghiêm ngặt. Nguyên nhân chính là do đặc thù ngành đòi hỏi tính chính xác cao, môi trường làm việc có thể gây hại đến sức khỏe. Mục đích chung của việc trang bị những món đồ này là để đảm bảo an toàn lao động, gìn giữ sự an toàn cho mọi người, góp phần giúp những nghiên cứu, thí nghiệm diễn ra thành công.
- Kìm Đức là đối tác đáng tin cậy cho người thợ
- Kìm bấm cos Wiha nâng tầm chất lượng và hiệu quả công việc
- Cá nhân hóa không gian với gia công tủ kệ theo yêu cầu
- Tủ dụng cụ giải pháp cho không gian garage ngăn nắp và tiện dụng
- Kệ bếp là lựa chọn thông minh cho không gian bếp
- Cờ lê mỏ lết và ứng dụng vào ngành công nghiệp