8 LOẠI DUNG CỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CẦN THIẾT NHẤT CHO NHÀ MÁY
1. Quần áo bảo hộ | Chi tiết |
2. Giày bảo hộ | Chi tiết |
3. Nón bảo hộ | Chi tiết |
4. Găng tay bảo hộ | Chi tiết |
5. Khẩu trang | Chi tiết |
6. Mặt nạ bảo hộ | Chi tiết |
7. Kính bảo hộ | Chi tiết |
8. Bịt tai chống ồn | Chi tiết |
Sản phẩm của bài viết | Chi tiết |
An toàn lao động là tiêu chí hàng đầu trong mọi nhà máy. Người lao động được đảm bảo an toàn mới có thể làm việc năng suất cao. Trong bài viết này, Fabina sẽ giới thiệu cho bạn 8 loại dụng cụ bảo hộ lao động cần phải trang bị cho nhà máy.
1. Quần áo bảo hộ
Áo khoác bảo hộ
Quần áo bảo hộ luôn là yêu cầu số một trong mọi công trường, nhà xưởng. Bộ quần áo được thiết kế với chất liệu, kiểu dáng, màu sắc phù hợp với từng đối tượng trong từng ngành nghề khác nhau giúp đơn vị quản lý dễ dàng kiểm soát nhân sự. Đồng thời còn đảm bảo mang lại sự thoải mái, an toàn cho người lao động khi làm việc. Quần áo bảo hộ trong nhà xưởng có chức năng chính là giữ vệ sinh, bảo vệ người mặc khỏi bụi bẩn, hóa chất trong quá trình làm việc.
2. Giày bảo hộ
Giày bảo hộ dùng trong nhà máy có nhiều chức năng: nếu là nhà máy sửa chữa ô tô, máy móc thì giày phải đảm bảo độ cứng, chắc, thoải mái, bảo vệ người mang khỏi những va đập mạnh; nếu là nhà máy chế biến thực phẩm thì giày bảo hộ giúp giữ môi trường vô trùng, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
3. Nón bảo hộ
Nón bảo hộ có nhiệm vụ chính là bảo vệ phần đầu của chúng ta. Ngoài ra, nón còn giúp tóc nằm ở vị trí cố định, tránh gây vướn víu khi làm việc. Tùy vào môi trường lao động mà nón bảo hộ có kiểu dáng và chất liệu khác nhau (nón nhựa, nón vải…)
4. Găng tay bảo hộ
Có rất nhiều loại găng tay bảo hộ: chống cắt, chống nước, chống nhiệt, chống dầu, chống acid, găng tay vô trùng… Đặc điểm chung của găng tay bảo hộ là bảo vệ bàn tay người lao động khỏi những va đập, chất bẩn khi làm việc hoặc nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh.
5. Khẩu trang
Khẩu trang bảo hộ YATO
Nếu làm việc trong môi trường đòi hỏi vô trùng hoặc có nhiều hóa chất, bụi bẩn thì khẩu trang chính là vật bất li thân của người lao động. Có khâu trang bảo hộ, những nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp sẽ giảm đáng kể.
6. Mặt nạ bảo hộ
Trong trường hợp môi trường ô nhiễm nặng hoặc khi hàn có kim loại bắn ra… thì phải trang bị mặt nạ bảo hộ. Bạn nhớ chọn loại vừa vặn với mặt và đầu, thoải mái khi đeo để dễ dàng thao tác trong khi làm việc.
7. Kính bảo hộ
Kính bảo hộ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường có nguồn sáng lớn, ảnh hưởng đến mắt thì bắt buộc phải có kính bảo hộ. Ngoài ra trong một số ngành đòi hỏi tiêu chuẩn cao như sản xuất linh kiện điện tử, thực phẩm thì kính bảo hộ cũng được dùng để bảo vệ người lao động cũng như sản phẩm.
8. Bịt tai chống ồn
Bịt tai chống ồn
Bịt tai chống ồn là dụng cụ bảo hộ lao động ít khi được sử dụng nhất. Chỉ trong những nhà máy có tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến thính lực của người lao động nếu tiếp xúc trong thời gian dài mới cần trang bị.
Bạn nên chú ý chọn mua những sản phẩm bảo hộ lao động phù hợp với ngành nghề sản xuất của mình để bảo vệ sức khỏe người lao động và giúp nâng cao năng suất làm việc. Sự chuyên nghiệp của một doanh nghiệp không chỉ thể hiện qua sản phẩm họ cung cấp mà còn trong khâu sản xuất.
- Kìm Đức là đối tác đáng tin cậy cho người thợ
- Kìm bấm cos Wiha nâng tầm chất lượng và hiệu quả công việc
- Cá nhân hóa không gian với gia công tủ kệ theo yêu cầu
- Tủ dụng cụ giải pháp cho không gian garage ngăn nắp và tiện dụng
- Kệ bếp là lựa chọn thông minh cho không gian bếp
- Cờ lê mỏ lết và ứng dụng vào ngành công nghiệp